Axit silicic đại dương Acid_silicic

Nồng độ axit silicic năm 2009 trong vùng nước mặt biển khơi.[4]

Silica hòa tan (DSi, từ tiếng Anh dissolved silica) là thuật ngữ được sử dụng trong lĩnh vực hải dương học để miêu tả dạng silica hòa tan trong nước như là silic hydroxide có thể đo bằng các phân tích tiêu chuẩn (như Strickland & Parsons, 1972). Tuy nhiên, thuật ngữ silica hòa tan loại trừ silicat xuất hiện dưới dạng các khoáng vật silicat, là một lớp khoáng vật tạo thành các vòng, tấm, chuỗi và các khối tứ diện. Tương tự, thuật ngữ silica hòa tan là khác biệt với thuật ngữ silicon, là các polyme hữu cơ của silic. Tồn tại ba loại DSi khác biệt trong nước tự nhiên:

  • SiO2(OH)22−
  • SiO(OH)3−
  • Si(OH)4

DSi (trong ngữ cảnh này là axit silicic) được tạo ra gần bề mặt đại dương bởi quá trình hydrat hóa. Nó được đưa tới đới biển thẳm bởi nước chảy xuống tại các địa cực. Sự tích tụ không kiểm soát của axit silicic trong đại dương được kiềm chế tự nhiên – mặc dù tác động của con người có thể đảo lộn sự điều chỉnh tự nhiên này. Nó được loại bỏ chủ yếu bởi sự chuyển hóa thành silic dioxide và nước. Trong các đại dương, silic tồn tại chủ yếu dưới dạng axit octosilicic (H4SiO4), và chu trình sinh địa hóa của nó được điều chỉnh bởi một nhóm tảo được biết đến như là tảo cát.[5][6] Các loại tảo này polyme hóa axit silicic thành cái gọi là silica nguồn gốc sinh học, được sử dụng để xây dựng các vách tế bào của chúng (gọi là vỏ tảo cát).

Các loại tảo cát đại dương vận chuyển Si(OH)4.[7]

Trong các cột nước cao nhất thì bề mặt đại dương là chưa bão hòa về DSi, ngoại trừ Hải lưu vòng Nam Cực ở phía nam vĩ độ 55° nam.

DSi được tái sinh với sự tăng lên của độ sâu nước, và các giá trị DSi tăng lên dọc theo dải nước từ Đại Tây Dương vòng qua Ấn Độ Dương tới Thái Bình Dương.[8][9]